Tê bì chân tay là bệnh gì? Tê bì chân tay là một căn bệnh mà hầu như mọi người đều có thể mắc phải. Độ tuổi của người bệnh ngày càng trẻ hóa là một điều đáng lưu tâm. Cùng tìm hiểu tê bì chân tay là bệnh gì và cách điều trị, phòng ngừa bệnh từ sớm nhé.
Cảm giác tê bì là gì?
Tê bì là hiện tượng cảm giác bị rối loạn trên toàn bộ cơ thể hoặc một số vị trí như: các chi, mặt, bả vai. Đi kèm với tình trạng này thường là các cơn đau nhói bất thường như bị kim châm, không liên quan đến việc bị kích thích cảm giác. Bên cạnh đó, người bị tê bì chân tay còn có thể có cảm thấy bị liệt ở phần ngọn chi (đầu ngón tay, ngón chân).
Các vị trí thường bị tê
Tê tay
Tay là vị trí thường bị tê nhất trên cơ thể. Hiện tượng tê tay xảy ra có thể là do rễ dây thần kinh bị tác động và chèn ép, hoặc vị trí ngoại vi của dây thần kinh bị chèn ép, ví dụ: khuỷu tay hoặc cổ tay là 2 vị trí thường bị ảnh hưởng nhất. Tê tay có thể xảy ra sau khi bạn phải làm việc, lao động quá sức hoặc ngược lại, bạn phải ngồi một chỗ hàng giờ đồng hồ liên tục.
Tê đầu ngón tay
Đầu ngón tay có dây thần kinh cảm giác được chia thành các rễ thần kinh kéo dài từ tủy sống cổ. Các dây thần kinh ở đầu ngón tay dễ bị tổn thương, bị viêm, xuất hiện khối u chèn ép lên các vị trí khác nhau,…
Tê chân
Tê chân có cảm giác y hệt như bị nhiều mũi kim nhỏ châm vào chân ở giai đoạn đầu. Cảm giác ngứa râm ran này thường xuất hiện ở phần mông, đùi, chân, hai lòng bàn chân, ngón chân (có thể ở một chân hoặc cả hai chân).
Tê gót chân
Gót chân nói riêng và cả bàn chân nói chung có vai trò chống đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, nếu gót chân không được chú trọng chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ rất dễ bị tổn hại, từ đó có thể xuất hiện tình trạng tê bì tại gót chân (nguyên nhân thường gặp nhất là mang vác nặng tạo áp lực lên gót chân khi di chuyển).
Tê bả vai
Bả vai bị tê bì có thể đi kèm với các dấu hiệu như cứng cơ và đau nhức. Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà mức độ đau tê sẽ khác nhau. Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tê bả vai là do ngủ và vận động sai tư thế, hoặc các dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Tê vùng mặt
Tê mặt khiến gương mặt tạm thời không thể biểu đạt cảm xúc do tổn thương thần kinh. Lúc này, cơ mặt thường rũ xuống hoặc yếu đi ở một nửa hoặc toàn bộ mặt. Tình trạng tê mặt dài hay ngắn phụ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau.
Tê nhức toàn thân
Không chỉ các chi mà toàn thân vẫn có các triệu chứng tê bì, nhức mỏi. Hiện tượng này không chỉ biểu hiện ở chân tay mà cũng có thể xảy ra trên toàn thân. Khi đó người bệnh sẽ thấy tê nửa đầu, tê ở các đầu các ngón tay, đồng thời thỉnh thoảng còn cảm thấy ngứa râm ran như có kiến bò dưới da, hoặc bị đau dọc xương sườn, đau dọc vai gáy và chân tay nhức mỏi.
Tê bì chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay là bệnh gì? Tê bì chân tay là hội chứng liên quan đến thần kinh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải. Hiểu đơn giản tê bì chân tay là gì thì đây là cảm giác tay hoặc chân bị tê do dây thần kinh bị chèn ép.
Triệu chứng phổ biến báo hiệu tê bì chân tay
Triệu chứng ban đầu của tê bì tay chân
Chứng tê bì chân tay thường có các dấu hiệu ban đầu nhẹ nhàng, ví dụ như: các đầu ngón tay có cảm giác hơi nhói như bị tiêm chích; ngón tay, ngón chân hơi tê. Không đơn giản là chỉ bị tê chân, tê tay, tê bì chân tay còn có các triệu chứng ban đầu thường gặp như:
- Tay chân thỉnh thoảng bị mất cả giác, nhất là vào ban đêm.
- Đầu các chi (ngón tay, ngón chân) bị châm chích mà không rõ lý do.
- Khi nằm lâu hoặc để cánh tay bị tê cố định trong thời gian dài thì có cảm giác râm ran ngứa như kiến bò.
- Chuột rút tay, chân thường xuyên.
- Đau vai gáy, vị trí thắt lưng.
Tê bì chân tay giai đoạn sau
Theo thời gian, các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường có xu hướng nặng thêm, cùng với đó là cơn đau tê bì bắt đầu mở rộng phạm vi: từ ngón tay đến cả cánh tay, từ ngón chân đến bàn chân rồi cẳng chân, gây ảnh hưởng lớn đến vận động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các cơn tê bì chân tay có thể xuất hiện ở bàn chân, các ngón chân, tay, cánh tay, đùi, mông, bả vai, thắt lưng,…
Bệnh nhân bị tê bì chân tay luôn cảm thấy khó chịu khi cử động, nhiều lúc các đầu chi bị mất đi cảm giác tạm thời, đôi khi sẽ đau đớn tùy vào thể trạng và cơ địa bẩm sinh của từng người.
Ngoài ra, các nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay khác nhau cũng khiến người bệnh sinh ra các dấu hiệu đi kèm khác nhau như:
- Đau vai gáy
- Thắt lưng bị đau vì thoái hóa cột sống
- Dọc sống lưng (đường dây chứa các dây thần kinh) bị đau vì bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống tại thắt lưng
Thậm chí tệ hơn là người bệnh có nguy cơ bị liệt vận động với các biểu hiện cụ thể như ăn nhiều nhưng sụt cân nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh tê bì chân tay
Nguyên nhân sinh lý
Nguyên nhân này đến từ các thói quen sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn có những điều bên dưới thì khả năng bị tê bì chân tay là khá cao:
- Mặc quần áo quá bó, ôm sát
- Vận động sai tư thế
- Vắt chéo chân khi ngồi hoặc đứng quá lâu
Tất cả những điều trên khiến máu khó lưu thông trơn tru như bình thường. Bên cạnh đó, khi tinh thần trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi lâu dài cũng có thể dẫn đến tê tay chân. Nguyên nhân là vì các tế bào thần kinh ở vị trí tay chân thường dễ bị ảnh hưởng nếu tâm lý thường xuyên bất ổn.
Một số trường hợp người bệnh quá nhạy cảm, không dễ dàng thích ứng khi có sự thay đổi môi trường đột ngột cũng có thể gây ra tê bì chân tay (ví dụ: thời tiết đột ngột thay đổi)
Nguyên nhân bệnh lý
Tê bì chân tay có thể được xem như biểu hiện của một vài căn bệnh, thậm chí là những loại bệnh nguy hiểm như:
Bệnh thoái hóa đốt sống
Thoái hóa đốt sống làm dây thần kinh, động mạch ở đốt sống cổ bị chèn ép, cản trở quá trình lưu thông máu, từ đó dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay. Không những thế, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng như teo, liệt tay chân.
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn ép lên thần kinh cột sống và gây ra tê bì tay chân, ảnh hưởng xấu đến sự vận động của cơ thể.
Bệnh tim mạch
Tê bì chân tay là dấu hiệu cảnh báo trước cho các bệnh về tim mạch. Vì nếu tim hoạt động kém thì máu sẽ không lưu thông tốt khiến chân tay bị tê bì.
Thoái hóa khớp
Khi khớp tay, khớp đầu gối và khớp háng bị tổn hại, bào mòn có thể dẫn đến sự tê tay chân, khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều căn bệnh khác có liên quan đến tê bì chân tay như: đa xơ cứng, xơ vữa động mạch, hẹp đốt sống,…
Viêm đa rễ thần kinh
Viêm đa rễ thần kinh xảy ra do hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương khá nghiệm trọng, dẫn đến cảm giác bị rối loạn, cuối cùng là tê tay chân. Nếu người bệnh không tỉnh táo phát hiện và điều trị từ sớm thì có thể xảy ra kết quả đau lòng do bị suy hô hấp, sặc phổi.
Viêm đa khớp dạng thấp
Khi khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ dẫn đến tê bì tay chân. Mặt khác, tình trạng tê thường xảy ra ngay sau khi nằm hoặc ngồi lâu một chỗ và đi kèm là bị cứng khớp.
Đa xơ cứng
Đa xơ cứng thường có các dấu hiệu liên quan đến thị lực, cơ suy yếu, tê, ngứa,… Căn bệnh này cần lưu ý ở chỗ có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, khiến màng bọc Myelin bị tổn thương và gây nên triệu chứng tê bì chân tay.
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là bệnh bẩm sinh với tình trạng cột sống bị thu nhỏ lại và biến dạng, làm cho các rễ thần kinh chạy qua cột sống bị chèn ép, dẫn đến kết quả là tê tay chân thường xuyên kéo dài. Nếu chủ quan để tình trạng này tiếp diễn sẽ khiến máu bị tắc nghẽn khi lưu thông, vận động khó khăn.
Chẩn đoán tê bì chân tay kịp thời
Người đang bị tê bì chân tay cần đến bệnh viện khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra chứng tê bì chân tay thường gặp.
Trong lúc khám bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu các thông tin bệnh lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán qua hình ảnh để tìm ra các dấu hiệu bất thường, đó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay diễn ra thường xuyên. Qua những xét nghiệm, một số người bệnh được định hướng điều trị đúng phương pháp, cho kết quả khả quan và kịp thời.
Tê bì chân tay có cách điều trị không?
Tê bì chân tay có phương pháp điều trị theo từng tình trạng bệnh. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân các phương pháp điều trị bệnh như sau:
Dùng thuốc
Có thể dùng các loại thuốc giảm đau kê đơn (Diclofenac, Hydrocodone, Morphine,…) hoặc không kê đơn (Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid).
Ngoài ra, người bệnh có thể chọn tiêm corticosteroid ở vị trí bị đau tê.
Chườm nóng/lạnh
Sử dụng túi gel chườm y tế hoặc khăn bọc đá lạnh chườm khoảng 15 phút lên vị trí bị tê. Khi đó, cơ sẽ co lại do nhiệt độ giúp giảm tê buốt khá hiệu quả.
Mặt khác, chườm nóng sẽ làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu cũng có tác dụng giảm tê chân tay. Nếu không có túi chườm ấm chuyên dụng, bạn có thể đổ nước ấm vào chai rồi áp lên chỗ tê.
Điều trị kết hợp
Bên cạnh đó, khi xem xét kỹ nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị kết hợp như:
- Kiểm soát lượng đường huyết
- Kiểm soát mỡ trong máu ở mức an toàn
- Nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất
- Chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống
Những ai dễ mắc tình trạng tê bì tay chân?
Người cao tuổi
Người già là đối tượng có khả năng dễ bị tê bì chân tay. Bởi vì khi lớn tuổi, xương khớp sẽ bị lão hóa nên rất dễ tổn thương. Thêm vào đó, người lớn tuổi nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức đều duy trì sự dẻo dai của xương khớp mà không bị chấn thương.
Người bị rối loạn chuyển hóa
Những người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa (mỡ trong máu, tiểu đường,…) dễ bị tổn thương vi mạch, khiến máu bị thiếu hụt dẫn đến các cơn co thắt mạch máu, lâu dần sẽ hình thành tê chân tay.
Người ở nhóm bệnh này có vi mạch bị tổn thương nên dễ dẫn tới sự thiếu hụt máu để nuôi dưỡng dây thần kinh. Ban đầu, biểu hiện chỉ đơn giản là rối loạn co thắt ở mạch máu.
Các triệu chứng này có thể khắc phục được nếu phát hiện kịp thời, thậm chí hết tê bì. Nhưng nếu chủ quan kéo dài không điều trị sớm thì mạch máu sẽ chít hẹp lại, gây tắc nghẽn và dẫn tới tình trạng teo cơ.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh nở thường bị tê bì chân tay. Họ thường thấy các ngón tay bị tê cứng, tê buốt, hơi châm chích, thậm chí là bị chuột rút. Hơn nữa, các cơn đau từ đầu ngón tay còn có thể lan sang các bộ phận khác như mông, đùi, chân,…
Ngoài ra, nếu bạn đang làm nghề tài xế lái xe đường dài, làm việc lao động tay chân nặng nhọc, làm việc cần tiếp xúc với máy tính nhiều hoặc bị chấn thương,… thì cũng có nguy cơ bị tê tay chân.
Phòng ngừa tê bì chân tay bằng cách nào?
Phòng ngừa bệnh là điều đầu tiên và cần thiết phải làm. Bạn nên biết các biện pháp để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay như sau:
- Rèn luyện thể thao, tập thể dục
- Tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học
- Không hút thuốc lá
- Tránh xa rượu bia, chất kích thích gây hại
- Không ngồi/đứng một chỗ quá lâu
- Chú trọng việc giữ ấm cơ thể vào thời điểm chuyển mùa, nhất là vào mùa đông
Tóm lại, tê bì chân tay là bệnh gì thì qua bài viết bạn cũng đã nắm rõ. Tê bì chân tay không phân biệt nam nữ già trẻ, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, mỡ trong máu, bệnh tim mạch,… thì khả năng bị tê bì chân tay là khá cao. Và để phòng ngừa bệnh, bạn cần vận động mỗi ngày và kết hợp với một thói quen sinh hoạt khoa học nhé.